Kem chống nắng

Kem chống nắng

Không có chứng cứ rõ ràng cho thấy kem chống nắng có thể ngăn ngừa ung thư da

 

Sản phẩm mỹ phẩm quảng cáo có thành phần chống nắng đang tràn ngập thị trường và chất lượng thì gần như chỉ được đo bằng “niềm tin”. Người mua nghe lời giới thiệu của người bán, người bán nghe lời giới thiệu của hãng hoặc không.

Có rất nhiều câu hỏi về sản phẩm kem chống nắng hiệu quả, nhưng phổ biến nhất vẫn là “ nên dùng sản phẩm hãng nào “, “ sản phẩm nào không gây kích ứng da “, “ kem chống nắng loại nào hiệu quả “…..

Trước khi đi vào trả lời mấy câu hỏi tiêu biểu ở trên, có lẽ chúng ta nên xét đến câu hỏi nguyên do, đó là “ Vì sao chúng ta dùng kem chống nắng và có nên dùng hay không ? “

+ vì muốn bảo vệ da khỏi tia cực tím UVA và UVB,

+ vì muốn tránh tổn thương da bởi ánh nắng

+ vì muốn hạn chế tăng melanin gây thâm, mám, sạm, tàn nhang

+ vì muốn hạn chế lão hoá da bởi ánh nắng ……

 

Sure, và chúng ta cũng cần đánh giá đúng về kem chống nắng hiệu quả, để đưa ra quyết định sử dụng đúng đẵn nữa.

Theo báo cáo thường niên của EWG ( Environment Working Group ) – Tổ chức phi lợi nhuận Hành động vì môi trường Mỹ, có những khuyến cáo cơ bản cần biết về sunscreen như sau :

Báo cáo này dựa trên nghiên cứu đánh giá hơn 880 loại kem chống nắng bãi biển và thể thao, 480 loại kem dưỡng ẩm và 120 loại sản phẩm bôi môi có thành phần chống nắng trên thị trường Mỹ.

1/Kem chống nắng – Sunscreen có bảo vệ da bạn khỏi đa tác hại của ánh mặt trời ?

Chỉ số SPF chỉ bảo vệ bạn khỏi bị cháy nắng, nhưng không bảo vệ dakem chống nắng hiệu quả khỏi các tổn thương da khác. Tia cực tím của mặt trời cũng tạo ra các tia tự do làm hư hại DNA và tế bào da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da và có thể gây ung thư da. Các công ty sản xuất kem chống nắng thường tăng cường các thành phần sunscreen có tác dụng ức chế cháy nắng, nhưng có thể không bảo vệ được các tác hại khác.

EWG khuyến cáo FDA nên nâng cao các quy định của mình để đảm bảo rằng sunscreen có khả năng bảo vệ da tốt hơn.

2/ Có nhiều kem chống nắng chứa thành phần làm ảnh hưởng tới hormones và gây kích ứng da

Sunscreen được thiết kế để bao phủ lên phần lớn da cơ thể, dùng nhiều lần mỗi ngày. Các thành phần trong sản phẩm thấm qua da và khi xet nghiệm, có thể tìm thấy trong máu, nước tiểu và thậm chí cả trong sữa mẹ. Rất nhiều thành phần được sử dụng phổ biến trong kem có khả năng ngăn chặn hoặc mô phỏng theo hormone. Những thành phần còn lại khác có khá năng gây ra dị ứng trên da nhạy cảm.

FDA có các quy định về thành phần hoạt chất của kem chống nắng cho các sản phẩm đã có mặt trên thị trường. Nhưng Cơ quan này lại chưa bao giờ xem xét những bằng chứng về tác hại của các thành phần chống nắng đó.

3/ Kem chống nắng khoáng chất có các hạt size nano

Hầu hết các thành phần như zinc oxide và titanium dioxide trong kem chống nắng khoáng chất đều có size nano, độ lớn bằng 1/20 đường kính của tóc, để tránh màu trắng phấn mà các hạt kích cỡ lớn hơn gây ra.

EWG khuyến cáo FDA nên có chế tài về việc sử dụng các dạng khoáng chất không ổn định hoặc phản ứng UV kém, dẫn đến giảm hiệu quả bảo vệ da.

4/ Không có chứng cứ rõ ràng cho thấy kem chống nắng có thể ngăn ngừa ung thư da

Tỷ lệ u da ác tính melanoma – dạng ung thư da nguy hiểm nhất – đã tăng gấp ba lần trong 35 năm qua. Hầu hết các nhà khoa học và cơ quan y tế cộng đồng – bao gồm cả FDA – Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, đã tìm ra rất ít bằng chứng cho thấy kem chống nắng có thể ngăn ngừa các loại ung thư da.

5/ Đừng vội phó mặc vào độ SPF ++ (Sun Protection Factor – chỉ số chống nắng) nêu trên sản phẩm

Độ SPF cao thường dẫn người dùng đến việc sử dụng lượng kem ít hơn, không xức thường xuyên như hướng dẫn và ở ngoài nắng lâu hơn. 10% kem chống nắng trong danh sách đánh giá có quảng cáo giá trị SPF lớn hơn 50+

FDA đã đề xuất cấm bán kem chống nắng có giá trị SPF lớn hơn 50+. Họ gọi giá trị SPF cao hơn 50+ là “tác nhân gây hiểu lầm”. Nhưng FDA vẫn chưa ban hành quy định có hiệu lực pháp luật để điều chỉnh việc này.

6/ Thành phần Vitamin A, phụ gia được dùng phổ biến trong rất nhiều loại kem chống nắng, có thể tăng phát ưng thư da

Ngành công nghiệp kem chống nắng sử dụng một dạng của vitamin A trong 14% các loại kem chống nắng thể thao và bãi biển, 15% sản phẩm dưỡng ẩm có SPF và 6% sản phẩm cho môi có SPF, theo báo cáo đánh giá.

Vitamin A (hay Retinyl palmitate) là một chất chống oxy hóa chống lão hóa da. Nhưng nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học của chính phủ liên bang chỉ ra rằng, nó có thể kích thích sự phát triển của các khối u và làm tổn thương da khi sử dụng dưới ánh mặt trời. Các cơ quan chính phủ khác cũng cảnh báo rằng, tổng lượng mỹ phẩm có thể đóng góp vào lượng vitamin A chạm đến mức không an toàn trên da, và khuyên bạn nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm giàu vitamin A trên môi và trên diện rộng của cơ thể. EWG khuyến cáo rằng người tiêu dùng nên tránh dùng kem chống nắng, sản phẩm môi và kem dưỡng da có chứa vitamin A hoặc retinyl palmitate, còn được gọi là retinyl acetate, retinyl linoleate và retinol.

7/ Hãy chú tâm đến lượng Vitamin D trong cơ thể khi dùng kem chống nắng

Ánh nắng khiến cơ thể sản sinh vitamin D, một chức năng quan trọng của cơ thể bị hạn chế khi dùng kem chống nắng.  Vitamin D, về mặt kỹ thuật là một hormone, tăng cường tế bào xương và hệ thống miễn dịch, làm giảm nguy cơ ung thư vú, ruột kết, thận và buồng trứng, và có lẽ còn quan trọng với các bệnh khác nữa.

Khoảng 25% người Mỹ có mức ranh giới vitamin D thấp, và 8% bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, những người có làn da sẫm màu hơn và những người hạn chế phơi nắng có nguy cơ bị thiếu vitamin D cao nhất. Chúng ta không thể hoặc không nên chỉ dựa vào ánh nắng mặt trời cho vitamin D. Hãy làm xét nghiệm để tìm hiểu xem bạn có nên dùng vitamin D bổ sung theo mùa hoặc quanh năm không.

8/ Vấn đề nằm ở các thành phần khác trong kem chống nắng nữa

Kem chống nắng là một sản phẩm chăm sóc cơ thể đặc biệt : người tiêu dùng được hướng dẫn xức một lượng kem dầy trên diện rông của cơ thể và cần xức lại thường xuyên. Vì vậy, các thành phần trong kem chống nắng hiệu quả không nên gây khó chịu hoặc gây dị ứng da, có thể cản được bức xạ UV mạnh mà không làm mất hiệu quả hoặc phân huỷ thành các chất có khả năng gây hại. Mọi người có thể hít phải các thành phần trong sản phẩm xịt chống nắng hay ăn phải thành phần chống nắng khi bôi lên môi, vì vậy các thành phần chống nắng không được gây hại cho phổi hoặc các cơ quan nội tạng. Hơn nữa, kem chống nắng thường bao gồm các thành phần hoạt chất như “chất tăng cường thẩm thấu” giúp sản phẩm bám da. Kết quả là, nhiều hóa chất chống nắng đã hấp thu vào cơ thể và có thể đo được trong máu, sữa mẹ và các mẫu nước tiểu.

Các thành phần hoạt tính trong kem chống nắng có hai dạng, bộ lọc hóa chất và khoáng chất. Mỗi loại sử dụng một cơ chế khác nhau để bảo vệ da và duy trì sự ổn định dưới nắng. Các loại kem chống nắng phổ biến nhất trên thị trường có thành phần chống nắng hóa học. Các sản phẩm này thường bao gồm sự kết hợp từ hai đến sáu thành phần hoạt tính sau đây: oxybenzone, avobenzone, octisalate, octocrylene, homosalate và octinoxate. Kem chống nắng khoáng sản sử dụng zinc oxide và/hoặc titanium dioxide. Một số ít các sản phẩm kết hợp zinc oxide với thành phần chống nắng hóa học.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng một số thành phần lọc tia UV hóa học có thể mô phỏng hormones, các bác sĩ báo cáo dị ứng da có liên quan đến thành phần kem chống nắng. Điều này đặt ra những câu hỏi quan trọng, về những tác hại không mong muốn, từ việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên.

Giờ đọc xong 8 lý do ở trên, không biết các bạn có còn muốn dùng kem chống nắng nữa không ? Let alone, là còn nhiều thành phần phụ gia và các chất bảo quản gây dị ứng da nữa.

Mình thì thấy lợi bất cập hại rồi đó. Báo cáo này nghiên cứu sản phẩm hiện diện trên trị trường Mỹ, mà người tiêu dùng Việt Nam lại khá chuộng sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu từ Mỹ.

Có lẽ lựa chọn tối ưu là che chắn kỹ càng, tránh ra nắng vào buổi nắng ghắt, hạn chế đi lâu dưới nắng ghắt, chăm cho da khoẻ – cơ thể khoẻ. Da khoẻ là da đẹp mà.

Chúc các bạn có thêm kiến thức về kem chống nắng hiệu quả và đưa ra lựa chọn có cân nhắc.

Indochine Natural Lifestyle Team

Gửi comment