Bạn đã hiểu về cơ chế của hoạt chất mỹ phẩm chưa?

hoạt chất mỹ phẩm

Bạn đã hiểu về cơ chế của hoạt chất mỹ phẩm chưa?

Thế chính xác thì chúng ta đang bôi những gì trên da?

 

Bạn đã hiểu về cơ chế của hoạt chất mỹ phẩm chưa?

Mỹ phẩm làm sạch đẹp không phải là một phát minh của thời hiện đại. Chúng ta đã sử dụng nhiều chất khác nhau để thay đổi diện mạo hoặc để làm nổi bật các đặc điểm trong ít nhất 10.000 năm và có thể đã còn lâu hơn nữa.

Thời xa xưa, phụ nữ ở Ai Cập cổ đại đã sử dụng bột đen, một chất có chứa bột galena (chì sulphide-PbS) để làm đen mí mắt. Các nhà khoa học nghĩ rằng, Cleopatra đã tắm trong sữa để làm trắng và làm mềm da. Vào năm 3000 trước Công nguyên, đàn ông và phụ nữ ở Trung Quốc bắt đầu nhuộm móng tay bằng màu sắc tùy theo tầng lớp xã hội của họ, trong khi phụ nữ Hy Lạp sử dụng chì độc cacbonat (PbCO3) để có được nước da trắng bệch. Đất sét được nghiền thành bột nhão để sử dụng làm mỹ phẩm trong xã hội châu Phi truyền thống và người Úc bản địa vẫn sử dụng nhiều loại đá và khoáng chất nghiền để vẽ mầu cơ thể chuẩn bị cho các nghi lễ.

 

Vậy Mỹ phẩm là gì?

Mỹ phẩm chính là các sản phẩm làm đẹp cá nhân.

Theo thông tư số 7/VBHN-BYT – QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ MỸ PHẨM – BYT; “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.”

Đối với các sản phẩm tuyên bố ‘sửa đổi cơ thể hoặc ngăn ngừa, chẩn đoán, chữa bệnh hoặc làm giảm bớt bất kỳ bệnh, tật hoặc khiếm khuyết’ thì được gọi là sản phẩm giải pháp điều trị (dược mỹ phẩm). Sự khác biệt này có nghĩa là dầu gội và chất khử mùi được xếp vào danh mục mỹ phẩm, nhưng dầu gội trị gàu và chất chống mồ hôi thì được xếp vào dòng sản phẩm giải pháp điều trị (dược mỹ phẩm). Tất cả những tuyên bố trị liệu của sản phẩm phải được nghiên cứu, chứng minh và công bố với cơ quan quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế có rất hiều mỹ phẩm thông thường được marketing thành dược mỹ phẩm và hầu như là chẳng có minh chứng điều trị nào.

 

Vậy thành phần hoạt chất mỹ phẩm của hoá mỹ phẩm là gì?

Có hàng ngàn sản phẩm mỹ phẩm khác nhau trên thị trường, tất cả đều có sự kết hợp khác nhau của các thành phần hoá học khác nhau. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ đã có khoảng 12.500 thành phần hóa học được phê duyệt để sử dụng trong sản xuất các sản phẩm làm đẹp cá nhân.

Một sản phẩm hoá mỹ phẩm thông thường sẽ có danh sách bất kỳ từ 15–50 thành phần. Quan sát một phụ nữ, trung bình sử dụng từ 9 đến 15 sản phẩm làm đẹp cá nhân mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu ước tính, khi kết hợp với việc dùng nước hoa, phụ nữ đắp khoảng 515 loại chất hóa học riêng biệt lên da mỗi ngày.

 

Thế thì chính xác thì chúng ta đang bôi những gì trên da?

Những cái tên dài khó đọc trong danh sách thành phần hoạt chất mỹ phẩm có ý nghĩa gì và chúng có tác dụng gì?

 

Mặc dù công thức của mỗi sản phẩm sẽ khác nhau một chút, nhưng hầu hết các loại hoá mỹ phẩm đều chứa hỗn hợp của ít nhất một số thành phần cốt lõi là: nước, chất nhũ hóa, chất bảo quản, chất làm đặc, chất làm mềm, phẩm màu, hương hoá học và chất ổn định độ pH.

 

  1. Nước (Aqua)

Nếu sản phẩm mỹ phẩm được đóng trong chai, khả năng rất cao thành phần đầu tiên trong danh sách sẽ là nước. Nước là thành phần cơ bản của hầu hết mọi loại mỹ phẩm, bao gồm kem, sữa dưỡng, trang điểm, chất khử mùi, dầu gội và dầu xả tóc. Nước góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất, thường đóng vai trò là dung môi để hòa tan các thành phần khác và tạo thành nhũ tương có độ sệt.

Nước được sử dụng trong công thức mỹ phẩm không phải là nước máy thông thường hàng ngày của bạn. Nước phải đạt độ “siêu tinh khiết” – nghĩa là không có vi khuẩn, chất độc, các nguyên tố kim loại và các chất ô nhiễm khác. Vì lý do này, trên nhãn thành phần nước có thể được ghi là Aqua, Nước cất hoặc Nước tinh khiết.

 

  1. Chất nhũ hóa (Emulsifiers)

Thuật ngữ chất nhũ hóa đề cập đến bất kỳ thành phần nào giúp giữ cho các chất không bão hoà nhau (chẳng hạn như dầu và nước) không bị phân tách.

Nhiều sản phẩm mỹ phẩm cần có hình thức nhũ tương – tức là sản phẩm của hỗn hợp pha trộn giữa nước và dầu. Vì dầu và nước không trộn lẫn được với nhau cho dù bạn lắc, trộn hay khuấy bao nhiêu, lúc này, chất nhũ hóa được thêm vào để thay đổi sức căng bề mặt của nước và dầu, tạo ra sản phẩm đồng nhất. Chất nhũ hóa được sử dụng trong mỹ phẩm bao gồm: polysorbates, laureth-4, and potassium cetyl sulfate và nhiều loại khác nữa.

 

  1. Chất bảo quản (Preservatives)

Chất bảo quản là thành phần quan trọng trong các sản phẩm hoá mỹ phẩm. Chất bảo quản được thêm vào hoá mỹ phẩm để kéo dài thời hạn sử dụng và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật như vi khuẩn và nấm, có thể làm hỏng sản phẩm và có thể gây hại cho người dùng.

Vì hầu hết các vi sinh vật phát triển trong nước nên chất bảo quản được sử dụng cần phải hòa tan trong nước và điều này giúp xác định loại nào được sử dụng. Chất bảo quản được sử dụng trong hoá mỹ phẩm có thể là chất bảo quản tự nhiên hoặc tổng hợp (nhân tạo), và hoạt động khác nhau tùy thuộc vào công thức của sản phẩm. Một số sản phẩm sẽ yêu cầu mức tỉ lệ thấp khoảng 0,01%, trong khi những sản phẩm khác sẽ yêu cầu mức  tỉ lệ cao tới 5%.

Một số hoá chất bảo quản phổ biến bao gồm paraben,  benzyl alcohol, salicylic acid, formaldehyde và tetrasodium EDTA  (ethylenediaminetetra-acetic acid).

Người tiêu dùng khi mua các sản phẩm ghi quảng cáo là “không có chất bảo quản” nên lưu ý đọc kỹ nhãn liệt kê thành phần để chắc chắn mình mua đúng chất lượng yêu cầu.

 

  1. Chất làm dày/làm đặc

Chất làm dày/làm đặc sản phẩm có tác dụng tạo cho sản phẩm có độ đặc quánh nhất định. Có 4 nhóm chất làm dày/làm đặc như sau:

a. Lipid – Chất làm dày/đặc dạng chất béo thường có trạng thái thể rắn ở nhiệt độ phòng, nhưng có thể được hóa lỏng và thêm vào hỗn hợp hoá mỹ phẩm. Chất làm dày/đặc dạng chất béo này hoạt động bằng cách truyền độ dày tự nhiên của chúng vào công thức. Ví dụ như cetyl alcohol, stearic acid and sáp thực vật.

 

b. Chiết xuất tự nhiên – Chất làm dày/làm đặc có nguồn gốc tự nhiên là các polyme hút nước, làm cho chúng phồng lên và tăng độ nhớt của sản phẩm. Ví dụ bao gồm sợi thực vật (hydroxyethyl cellulose), kẹo cao su (guar), kẹo cao su (xanthan) và gelatin.

Nếu mỹ phẩm có độ sệt quá đặc sẽ được pha loãng với các dung môi như nước hoặc cồn để đạt được độ quánh/đặc mục đích.

 

c. Khoáng chất – Chiết xuất làm đặc từ khoáng chất cũng có nguồn gốc tự nhiên, chúng hấp thụ nước và dầu để tăng độ nhớt của sản phẩm. Tuy nhiên, kết quả cảm quan khác với kết quả khi dùng các chất làm đặc khác. Dựa vào từng yêu cầu về cảm nhận bề mặt của sản phẩm mà nhà sản xuất sẽ dùng các chất làm dày khác nhau hoặc kết hợp đa dạng. Các chất làm đặc gốc khoáng phổ biến gồm: magnesium aluminium silicate, silica and bentonite.

 

d. Chất tổng hợp – Nhóm cuối cùng là các chất làm đặc từ hoá chất tổng hợp. Chúng thường được sử dụng trong các sản phẩm kem dưỡng da và kem. Chất làm đặc tổng hợp phổ biến nhất là carbomer, một acrylic acid polymer có thể trương nở trong nước và thường được sử dụng để tạo gel trong. Các ví dụ khác bao gồm cetyl palmitate và ammonium acryloyldimethyltaurate.

 

  1. Chất làm mềm (Emollient)

Chất làm mềm hoạt động bằng cách ngăn ngừa sự mất nước trên bề mặt da. Chất làm mềm được sử dụng trong nhiều loại son môi, kem dưỡng da và mỹ phẩm trang điểm. Một số chất tự nhiên và hóa chất tổng hợp khác nhau hoạt động như chất làm mềm, bao gồm sáp ong, dầu ô liu, dầu dừa và lanolin, cũng như petrolatum (dầu nhớt), mineral oil (dầu khoáng), glycerine, zinc oxide, butyl stearat và diglycol laurate.

 

  1. Chất tạo màu/chất màu tổng hợp

Môi hồng ngọc, mắt khói và má hồng… Mục đích của nhiều loại mỹ phẩm trang điểm là làm nổi bật hoặc thay đổi màu sắc tự nhiên của cơ thể. Vô vàn các hoá chất được sử dụng để tạo ra cầu vồng màu sắc hấp dẫn của các sản phẩm trang điểm trên thị trường.

Các thành phần mầu từ khoáng chất có thể bao gồm oxit sắt, mảnh mica, mangan, crom oxit và than đá. Chất tạo màu tự nhiên có thể đến từ thực vật, chẳng hạn như bột củ cải đường, hoặc bột từ động vật, như côn trùng cochineal. Bột cochineal thường được sử dụng trong son môi màu đỏ và được liệt trong danh sách thành phần là carmine, cochineal extract (chiết xuất) hoặc natural red 4 (mầu tự nhiên số 4).

Các chất tạo màu có thể được chia thành hai nhóm chính:

a. Nhóm hữu cơ, là các phân tử dựa trên cacbon (tức là hữu cơ trong ngữ cảnh hóa học), không nên nhầm lẫn với việc sử dụng từ để quảng bá ‘tự nhiên’ hoặc ‘không tổng hợp’.

b. Nhóm vô cơ thường là oxit kim loại (kim loại + oxi và thường là một số nguyên tố khác). Không nên nhầm lẫn vô cơ với “hoá chất tổng hợp” hoặc “không tự nhiên” vì hầu hết các chất màu oxit kim loại vô cơ xuất hiện tự nhiên dưới dạng các hợp chất khoáng.

 

  1. Chất tạo hương  (Fragrances)

Bất kể mỹ phẩm dù có hiệu quả đến đâu, sẽ không ai muốn sử dụng nếu nó có mùi khó chịu. Nghiên cứu về người tiêu dùng cho thấy mùi hương là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định mua và sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng.

Chất tạo hương, cả tự nhiên và tổng hợp, được thêm vào mỹ phẩm để mang lại hương thơm hấp dẫn. Ngay cả những sản phẩm ‘không mùi’ cũng có thể chứa chất tạo hương để che dấu mùi của các hóa chất thành phần khác.

Thuật ngữ  Fragrances (mùi hương) thường là một thuật ngữ chung được các nhà sản xuất sử dụng. Một cái tên thành phần “Fragrances” duy nhất, liệt trong danh sách thành phần sản phẩm, có thể đại diện cho hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm hợp chất hóa học không được liệt kê khi sử dụng để tạo ra mùi hương riêng biệt cuối cùng.

Các nhà sản xuất không cần phải liệt kê những thành phần riêng lẻ này vì hương thơm được coi là “bí mật thương mại”.

Chú thích: Bí mật thương mại là một công thức, cách thực hành, quy trình, thiết kế, công cụ, khuôn mẫu, phương pháp thương mại được phát minh, hoặc tổng hợp thông tin mà người khác thường không biết hoặc không thể xác định một cách hợp lý, và nhờ đó doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế kinh tế so với đối thủ cạnh tranh hoặc khách hàng.

 

Có hơn 3.000 nguyên tố hóa chất được sử dụng để tạo ra hàng loạt các loại nước hoa được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng trên toàn thế giới. Một danh sách toàn diện liệt kê các thành phần này đã được Hiệp hội ngành công nghiệp nước hoa xuất bản. Tất cả các thành phần trong danh sách này đều đạt tiêu chuẩn an toàn của Hiệp hội Nước hoa Quốc tế (IFRA) để sử dụng trong các sản phẩm thương mại. Tuy nhiên, nếu không được biết những thành phần riêng lẻ nào đã tập hợp tạo nên mùi hương của một sản phẩm, người tiêu dùng có thể khó đưa ra lựa chọn an toàn cho bản thân. Khi người tiêu dùng lo ngại, họ nên tìm kiếm các sản phẩm không có mùi thơm và mua sản phẩm có dán nhãn minh bạch và toàn diện hơn.

 

  1. Chất ổn định độ pH

Chúng ta đều đã được đào tạo thị trường từ các nhãn hàng về việc pH 5.5 là tối ưu cho làn da. Đó là thông tin từ phòng marketing. Nhưng còn một lý do lớn hơn và chẳng mấy đẹp đẽ khác đó là, môi trường pH đặc biệt ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của chất bảo quản.

Rất nhiều chất bảo quản sản phẩm chỉ phát huy tác dụng trong môi trường pH có tính axit.

Marketing nhãn hàng cứ đe doạ về độ pH có thể làm hại dạ nhưng lại dấu nhẹm một thực tế rằng, da của chúng ta có khả năng tự cân bằng độ pH tối ưu. Tiết dịch sebum và hệ sinh thái vi khuẩn có lợi trên bề mặt da luôn biết cách tự cân bằng lại. Tất nhiên, khi da bị mất cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn, đó là lúc da có nhiều biểu hiện xấu và cần được cải thiện.

 

Kết luận là

Mặc dù các kiểm định khoa học hiện nay cho rằng, nhiều loại hóa chất trong thành phần hoá mỹ phẩm là an toàn để sử dụng. Nhưng tuy nhiên, mỗi người tiêu dùng cũng nên tự quyết định xem họ có nên mua và sử dụng sản phẩm có chứa nhiều loại thành phần hoá chất nhất định hay không. Thêm nữa, người tiêu dùng cũng nên lựa chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu minh bạch và có uy tín hoặc từ những người bán hàng có uy tín và hiểu biết.

Vài điều dành cho người tiêu dùng, chúng ta cần ghi nhớ rằng, sản phẩm mỹ phẩm có thể là sự pha trộn vô cùng phức tạp của các chất hóa học. Mỹ phẩm thuần thành phần thiên nhiên sẽ có danh sách thành phần đơn giản và dễ hiểu hơn.

Nếu có thể, bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức hiểu biết cơ bản về các tên hóa học trên danh sách thành phần sản phẩm, kiểu như, chúng là gì và chúng làm gì? Những kiến thức này sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong lựa chọn.

 

Bài viết này cũng vừa cung cấp cho các bạn kiến thức cơ bản về hoạt chất cấu thành sản phẩm hoá mỹ phẩm. Hãy share nếu bạn thấy thông tin có lợi cho người khác.

 

Indochine Natural Lifestyle Team

#indochinenaturallifestyle

#loveyourskin

#naturalskincare

Gửi comment