Hiểu biết cơ bản về các loại da và tình trạng da

da và tình trạng da

Hiểu biết cơ bản về các loại da và tình trạng da

Theo các chuyên da về da, da chúng ta về cơ bản có bốn loại da và tình trạng da: da thường, da khô, da dầu và da hỗn hợp. Loại da được xác định là do di truyền. Tuy nhiên, tình trạng da của chúng ta có thể thay đổi rất nhiều tùy theo tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài.

 

A. Vậy thế nào là da thường, da khô, da dầu và da hỗn hợp?

  1. Da thường : ‘Da thường’ là làn da được cân bằngchất béo và nước tốt. Da không khô cũng không đổ dầu.

da và tình trạng da

  1. Da khô:  ‘Da khô’ là da tiết ít chất nhờn hơn da bình thường. Do thiếu chất nhờn, da khô thiếu lipid cần thiết để giữ ẩm và tạo ra lá chắn bảo vệ chống lại các tác động bên ngoài. Da khô có cảm giác căng, thô ráp và nhìn xỉn màu.

da và tình trạng da

  1. Da dầu:  ‘Da dầu’ là loại da có tần xuất thải bã nhờn cao. Tình trạng da này được gọi là tăng tiết bã nhờn. Da dầu có biểu hiện bóng nhờn và lỗ chân lông lộ rõ.

da và tình trạng da

 

  1. Da hỗn hợp: ‘Da hỗn hợp’ là da bao gồm hỗn hợp các loại da khác nhau giữa vùng chữ T và má.

da và tình trạng da

 

B. Cách nhận biết và chăm sóc các tình trạng da

  1. Da thường là như thế nào?

‘Da thường’ là làn da được cân bằng tốt. Vùng chữ T (trán, cằm và mũi) có thể hơi nhờn, nhưng độ ẩm và bã nhờn tổng thể được cân bằng và da không quá nhờn cũng không quá khô.

Nhìn cận cảnh, làn da thường có: lỗ chân lông mịn, lưu thông máu tốt, kết cấu da mềm mại và mịn màng. Độ trong suốt có thể không đồng nhất nhưng da tươi, sáng, ít tì vết và không dễ bị nhạy cảm. Da có  kết cấu mượt mà, mềm mại và mịn màng là dấu hiệu cho một làn da khỏe mạnh và rạng rỡ.

Người có làn da thường, khi lớn tuổi, da của họ có thể trở nên khô hơn. Lúc này, cần chú ý chăm da,  cấp nước và dầu dưỡng để duy trì làn da ổn định. Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, tập luyện thể thao đều đặn cũng là cách giúp cho làn da tươi trẻ lâu hơn.

Da thường là da dễ chăm nhất.  Chúng ta cần duy trì tình trạng da bằng cách dùng các sản phẩm chăm da dịu nhẹ, mang tính bảo vệ. Chủ động cấp ẩm và bổ xung dầu cho da để tránh bị khô trong môi trường phòng điều hoà kín.

 

  1. Da khô là như thế nào và cách chăm?
  • ‘Da khô’ là da tiết ít chất nhờn hơn da bình thường.

Do thiếu chất nhờn, da khô thiếu lipid cần thiết để giữ ẩm và tạo ra lá chắn bảo vệ chống lại các tác động bên ngoài. Điều này dẫn đến chức năng hàng rào bị suy giảm. Da khô biểu hiện ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau và ở các dạng khác nhau mà không phải lúc nào cũng có thể phân biệt rõ ràng.

Số lượng phụ nữ bị khô da nhiều hơn đáng kể so với nam giới.  Và đối với tất cả các làn da, khi có tuổi, da đều bị khô đi. Phụ nữ cao tuổi có làn da khô gây ra các nếp nhăn lộ rõ đường nét. Các vấn đề liên quan đến da khô khá phổ biến và chiếm 40% số lượng các ca thăm khám bác sĩ da liễu.

  • Nguyên nhân gây da khô đa phần do da bị thiếu nước và chất nhờn tự thân để giữ mềm và bảo vệ da. Độ ẩm của da phụ thuộc vào khả năng cấp nước và sàn sinh chất béo tự thân của cơ thể ở các lớp da sâu. Bước đầu tiên của quá trình mất độ ẩm là da mất đi lớp màng chất béo tự thân trên bề mặt, mất đi khả năng ngăn chặn sự bay hơi của nước. Khi hàng rào lipid của da bị suy giảm, độ ẩm dễ dàng bị mất hơn. Nước bay hơi không kiểm soát, khiến da khô. Nếu tình trạng này kéo dài, độ ẩm ở tất cả các lớp biểu bì giảm dần, dẫn đến da rất khô, căng và thô ráp.

da và tình trạng da

  • Da khô do liên tục mất nước. Đổ mồ hôi, mất nước tích cực từ các tuyến nang lông do nhiệt, căng thẳng và hoạt động thể chất. Mất nước qua biểu bì, mất nước tự nhiên/thụ động, trong đó da khuếch tán khoảng ít nhất nửa lít nước mỗi ngày từ các lớp da sâu. Khi tình trạng khô da không được điều trị, da có thể tiến triển thành đóng vảy nhẹ hoặc bong tróc từng mảng. Bề ngoài thô ráp và lấm tấm (đôi khi có vẻ như bị lão hóa sớm), da cảm giác căng chặt, có thể bị ngứa. Da cũng sẽ nhạy cảm hơn với kích ứng dù nhỏ. Da dễ mẩn đỏ và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Da khô là do thiếu các yếu tố giữ ẩm – đặc biệt là urê, axit amin và axit lactic tự thân – giúp liên kết giữ nước. Các thành phần chất dầu biểu bì tự thân như ceramides, axit béo và cholesterol luôn cần thiết để tạo ra hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh. Nếu thiếu những chất này, hàng rào chức năng của da sẽ bị tổn hại. Đây là tình trạng da khô cơ địa vì cơ thể thiếu chất.
  • Da khô do dùng sản phẩm làm sạch có tính tẩy cao. Ví dụ, sữa rửa mặt, sữa tắm có tính tẩy cao sẽ lấy sạch đi lớp chất nhờn tự thân bảo vệ da, gây ra khô cứng bề mặt da.
  • Da khô do bệnh lý bao gồm những bệnh như: bệnh viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, bệnh tiểu đường và thận. Viêm da dị ứng và bệnh vẩy nến đều có tính chất di truyền và có thể xuất hiện các triệu chứng khác như viêm và ngứa nhiều. Bệnh tiểu đường và bệnh thận cũng có thể ảnh hưởng đến độ ẩm của da và có thể gây ra tình trạng khô da nghiêm trọng.

Đối với da khô, việc tuân thủ thói quen ăn uống đủ nước và chất béo, cộng thêm chăm sóc da hàng ngày với các sản phẩm phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt cần bổ xung dầu dưỡng da trực tiếp lên da sẽ có cải thiện tốt.

Sau đây là gợi ý các bước chăm da khô do tác động bên ngoài. Riêng da khô do bệnh lý thì cần phải đi tư vấn bác sĩ da liễu.

  • Bước 1: thay sản phẩm làm sạch sang sản phẩm có tính năng làm sạch dịu nhẹ, không lấy đi chất nhờn tự thân của da.
  • Bước 2: tẩy tế bào chết với bột yến mạch mịn để làm mềm da.
  • Bước 3: chăm cấp ẩm chủ động cả trong lẫn ngoài bằng đường uống và xịt cấp ẩm cân bằng.
  • Bước 4: khi da vẫn còn ẩm hãy bôi một lớp dầu dưỡng lên da để tạo lớp màng khoá ẩm bảo vệ da. Nếu da còn khô, tăng cường khoá ẩm bằng một lớp kem bơ thực vật.

Chắc chắn, sau một tuần thực hành nghiêm túc các bước chăm da này, da sẽ cải thiện đáng kể.

 

  1. Da dầu là như thế nào và cách chăm?

‘Da dầu’ là da tiết nhiều chất nhờn. Tình trạng này gọi là tăng tiết bã nhờn. Da nhờn có xu hướng dễ bị lên mụn nếu không chăm sóc.

  • Nguyên nhân gây da nhờn rất có thể do di truyền học, do thay đổi và mất cân bằng nội tiết tố, do dùng thuốc, do căng thẳng, do thiếu nước cơ thể, do dùng mỹ phẩm không phù hợp…
  • Làm thế nào để xác định các loại da dầu?

Da nhờn có đặc điểm: lỗ chân lông nở to, có thể nhìn thấy rõ ràng, bóng loáng. Da nhờn dày hơn bình thường, trắng nhạt, có thể không nhìn thấy mạch máu. Da nhờn dễ bị mụn trứng cá (mụn đầu đen và mụn đầu trắng) và các dạng khác nhau của mụn trứng cá. Với mụn trứng cá nhẹ, một số lượng đáng kể mụn trứng cá xuất hiện trên mặt và thường xuyên ở cổ, vai, lưng và ngực. Trong những trường hợp da tiết dầu vừa và nặng, da xuất hiện sẩn (mụn nhỏ không có đầu trắng hoặc đen) và mụn mủ (mụn có kích thước trung bình với một chấm trắng hoặc vàng đáng chú ý ở trung tâm) và da trở nên đỏ và viêm.

Đối với da dầu, việc tuân thủ thói quen chăm sóc da hàng ngày với các sản phẩm phù hợp là điều vô cùng cần thiết.

Sau đây là gợi ý các bước chăm da dầu do tác động bên ngoài.

  • Bước 1: dùng sản phẩm làm sạch có tính năng làm sạch dịu nhẹ.
  • Bước 2: tẩy tế bào chết với bột yến mạch mịn để làm mềm da.
  • Bước 3: đắp mặt nạ bùn để làm sạch sâu và kiềm tiết chất nhờn.
  • Bước 4: chăm cấp ẩm chủ động cả trong lẫn ngoài bằng đường uống và xịt cấp ẩm cân bằng.
  • Bước 4: khi da vẫn còn ẩm hãy bôi một lớp dầu dưỡng lên da để tạo lớp màng khoá ẩm bảo vệ da. Da sau khi được bọc dầu đủ sẽ báo tín hiệu lên não, da đã được bảo vệ, không cần tiết dầu nữa.

Chắc chắn, sau một tuần thực hành nghiêm túc các bước chăm da này, da sẽ cải thiện đáng kể.

 

  1. Da hỗn hợp là như thế nào và cách chăm?

Da ở vùng chữ T nhờn (trán, mũi và cằm) nhưng da má lại khô chính là biểu hiệu của da hỗn hợp. Khu vực vùng chữ T có thể khác nhau đáng kể, có thể bắt đầu là một vùng nhỏ, nếu không chăm sóc sẽ mở thành một vùng rộng hơn.

Da hỗn hợp có đặc điểm: vùng chữ T nhờn (trán, cằm và mũi), lỗ chân lông mở rộng ở khu vực này nhưng da má lại khô bình thường.

Nguyên nhân của da hỗn hợp rất có thể do di truyền học. Da hỗn hợp tiết dầu nhiều hơn là do sản sinh quá nhiều bã nhờn. Da hỗn hợp khô hơn là do thiếu bã nhờn cục bộ và thiếu hụt lipid tương ứng. Da hỗn hợp cũng có thể do mụn cám đầu đen, đầu trắng quanh khu vực mũi và cằm.

Đối với da hỗn hợp, việc tuân thủ thói quen ăn uống đủ chất cộng với chăm sóc da hàng ngày là điều vô cùng cần thiết.

Sau đây là gợi ý các bước chăm da hỗn hợp.

  • Bước 1: dùng sản phẩm làm sạch có tính năng làm sạch dịu nhẹ.
  • Bước 2: tẩy tế bào chết với bột yến mạch mịn để làm mềm da.
  • Bước 3: đắp mặt nạ bùn quanh khu vực chữ T để làm sạch sâu và kiềm tiết chất nhờn.
  • Bước 4: chăm cấp ẩm chủ động cả trong lẫn ngoài bằng đường uống và xịt cấp ẩm cân bằng.
  • Bước 4: khi da vẫn còn ẩm hãy bôi một lớp dầu dưỡng lên da để tạo lớp màng khoá ẩm bảo vệ da. Da sau khi được bọc dầu đủ sẽ báo tín hiệu lên não, da đã được bảo vệ, không cần tiết dầu nữa.

Chắc chắn, sau một tuần thực hành nghiêm túc các bước chăm da này, da sẽ cải thiện đáng kể.

Có nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài quyết định về da và tình trạng da bao gồm: khí hậu và ô nhiễm, thuốc men, căng thẳng, các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến mức độ bã nhờn, mồ hôi và các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên mà da của bạn tạo ra, cũng như các sản phẩm bạn sử dụng và lựa chọn các chăm sóc da. Các sản phẩm chăm sóc da nên được lựa chọn cẩn thận để phù hợp với loại da và tình trạng da.

Gửi comment