Refill concept trong sản phẩm mỹ phẩm

refill

Refill concept trong sản phẩm mỹ phẩm

Refill or Not refill

 

Refill concept dường như lại đang trở thành trend ở mọi ngành nghề và sản phẩm vì tính thân thiện với môi trường, giảm thiểu rác thải không thể tái sử dụng và giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm. Thật tốt.

* Bạn đi mua đồ uống và được khuyến khích mang theo bình đựng cá nhân
* Bạn đi chợ thì được khuyến khích tự mang túi xách và hạn chế sử dụng túi nylon
* Bạn đi sắm trang phục thì được đưa túi giấy hoặc minimal packaging
* Và Refill concept đã cũng đã xuất hiện trong ngành mỹ phẩm làm đẹp
* Vv và vv…

Refill concept

 

Chuyện kinh điển

Theo một tài liệu xuất bản bởi John Wiley & Sons, refill concept đã xuất hiện từ những năm 60s – 70s của thế kỷ trước. Thời điểm đó, rất nhiều hãng mỹ phẩm lớn quảng bá cho sản phẩm mascara không chổi mua tiếp. Khách hàng có thể dùng lại chổi mascara cũ sang chai mới để tiết kiệm. Mà chổi mascara thì các bạn biết rồi đấy, rất dễ bị nhiễm khuẩn trong khi dùng. Trong quá trình sử dụng, bụi bẩn, vi sinh vật, tế bào da chết bám vào chổi làm tăng khả năng nhiễm khuẩn, vượt quá khả năng kháng khuẩn của thành phần chất bảo quản trong sản phẩm.

Khi đó, những nhà sản xuất không hề tính đến khả năng gây hại của việc thực hành concept này gây ra. Người tiêu dùng cũng đã rất hân hoan chào đón ý tưởng đầy nhân văn và tiết kiệm này. Năm 1977, Wilson and Ahearn đưa ra một tập hợp các chứng cứ gây ra các bệnh về mắt liên quan đến refill mascara. Các công ty mỹ phẩm lúc đó đã vô cùng hoài nghi về báo cáo, và hoàn toàn tin vào tính an toàn của sản phẩm họ làm ra. Thậm chí, mối liên hệ giữa khái niệm “sử dụng sản phẩm” với “nhiễm khuẩn sản phẩm” hoàn toàn bị coi nhẹ. Lý do dẫn đến việc ngộ nhận của cả đôi bên, nhà sản xuất và người tiêu dùng, chính là hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng cho mỹ phẩm những năm 60s – 70s vẫn còn sơ khai và thiếu xót. Nhất là về báo cáo an toàn sản phẩm bao gồm các xét nghiệm vi khuẩn trong quá trình xử dụng sản phẩm.
Sau công bố nghiên cứu của Wilson and Ahearn, nhà sản xuất và nhà quản lý (FDA) dường như thức tỉnh. Các chế tài về cấm mascara refill, ghi hạn sử dụng rõ ràng, không khuyến khích tái sử dụng chổi mascara, cung cấp thông tin sử dụng kỹ càng cho người tiêu dùng.

Đó là câu chuyện của những năm 60s-70s ở Mỹ. Xin phép quay trở lại curent refill concept.

Câu chuyện thực tế
Gần đây công ty mình muốn tìm nhà cung cấp (dự phòng) nước RO cho sản xuất sản phẩm tắm và để uống ở văn phòng. Công ty cung cấp hiện tại rất ổn, và tìm thêm chỉ để dự phòng và hiểu về thị trường thôi. Quy trình kiểm duyệt chất lượng trước khi mua là yêu cầu nhà cung cấp đưa ra chứng nhận an toàn sản phẩm và bản thân công ty mình sẽ lấy mẫu sản phẩm trong bình để xét nghiệm đối chiếu.

Các bạn đều biết rồi, nước RO trong bình 18L đêu được tái sử dụng. Việc này là hoàn toàn thực tế, nhưng quy trình quay vòng sử dụng cần phải được hoàn tất nghiêm ngặt để cho ra sản phẩm an toàn. Nếu bình refill không được làm sạch trước khi đóng nước và nước RO từ hệ thống được đóng vào bình, thì có nghĩa là chiếc bình đã làm nhiễm khuẩn nước. Khi công ty mình thử nước thì phát hiện ra nước nhiễm khuẩn cao, quay lại hỏi QC bên nhà cung cấp nước về cách họ kiểm tra chất lượng nước. Họ xác nhận lấy mẫu thử từ vòi hệ thống chứ không lấy mẫu thử từ bình chứa 18L trước khi mang đi phân phối.

Kết quả là công ty mình gửi báo cáo mẫu thử nước tới Sở y tế sở tại.

Câu chuyện xã hội

Những năm gần đây, refill concept lại quay trở lại khi mà vấn nạn về chất thải và môi trường ngày càng trở nên nóng hổi. Chúng ta dường như cũng có ý thức hơn và tất nhiên các công ty sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng lại mang “ refill concept ” ra để “doạ nạt” và “thu hút “ người tiêu dùng có ý thức.
Nhưng các bạn ạ, mong chúng ta hãy là người tiêu dùng thông thái và hiểu biết. Việc nhiễm khuẩn ở các sản phẩm refill, nhất là các sản phẩm mỹ phẩm là vô cùng có hại, mà đôi khi chúng ta không hề tính đến.
  • Bạn đến cửa hàng refill và mang chai lọ của mình đến để mua mỹ phẩm. Bạn có biết sản phẩm bạn sắp mua đó có hạn sử dụng là bao lâu không ?
  • Đựng trong chai lọ to, để ở shop bán lẻ, bạn có chắc chắn nhân viên ở shop biết cách bảo quản sản phẩm đúng cách để không bị nhiễm khuẩn không ?
  • Khi cái bình đó gần hết nhà bán sẽ làm gì với nó ? Refill vào cái bình đó họ có biết cách vệ sinh đúng cách ? vv ….. vv
  • Và tất nhiên sau tất cả những câu hỏi về an toàn vệ sinh bảo quản sản phẩm, chắc hẳn thành phần sẽ có nhiều chất bảo quản lắm. Các bạn cứ ngẫm mà xem.

 

Theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm mỹ phẩm, để có giấy phép đóng gói mỹ phẩm, chưa nói đến sản xuất mỹ phẩm, công ty đóng gói phải xây dựng phòng vô trùng cho đóng gói sản phẩm.
Chúng ta quan tâm đến môi trường, mua những sản phẩm thân thiện với môi trường, nhưng cũng nên chú ý tới an toàn sản phẩm để bảo vệ an toàn vệ sinh cá nhân. Hoặc giả sản phẩm an toàn vì đã có chất bảo quản, ngăn nhiễm khuẩn, thì thực ra có an toàn cho da mẫn cảm hay không ?
Vậy thì refill hay không refill ?
Tất nhiên, tuỳ từng loại sản phẩm có những khả năng nhiễm khuẩn khác nhau do độ pH của loại sản phẩm đó. Nhưng bội nhiễm hoặc lây nhiễm là khó tránh khỏi khi chúng ta không kiểm soát được hết các khả năng lây nhiễm trong quá trình trưng bầy bán sản phẩm.

 

Àh, còn nữa, có bao nhiêu công ty kinh doanh sản xuất sản phẩm tiêu dùng lựa chọn phương án REFILL ? và vì sao lại không nhiều ?

Xin hết.

Gửi comment