Marketing “thành phần hoạt chất” trong ngành mỹ phẩm

thành phần hoạt chất

Marketing “thành phần hoạt chất” trong ngành mỹ phẩm

Khái niệm “Angel Dusting” (marketing “thành phần hoạt chất” trong ngành mỹ phẩm) giống như khái niệm “Viên đạn bọc đường” vậy. Bạn sẽ chỉ tập trung vào phần “đường” được tâng lên và quên đi “viên đạn” được bọc bên trong.

Cách thức thực hành “Angel Dusting” này khá phổ biến trong ngành mỹ phẩm, dược mỹ phẩm, thực phẩm chức năng … Nhà sản xuất cho một vài “thành phần hoạt chất” vào sản phẩm, đẩy “thành phần hoạt chất” này làm tâm điểm để quảng cáo về tính năng tốt. Quảng cáo sẽ nói là sản phẩm có chứa “thành phần hoạt chất” và “thành phần hoạt chất” có tính năng tốt …. và điều này hoàn toàn không sai.

Tuy nhiên, họ không đưa ra bằng chứng nào cho thấy sản phẩm chứa đủ hàm lượng “thành phần hoạt chất” để phát huy tác dụng – điều này hoàn toàn bị ngộ nhận bởi người mua khi nghe quảng cáo.

1/ Vitamin C trong thành phần mỹ phẩm chẳng hạn.

Bạn không cần phải tìm quá lâu để thấy rằng rất nhiều hãng mỹ phẩm quảng cáo lợi ích của Vitanim C trong thành phần hoạt chất trong sản phẩm của họ.

Nhưng bạn có biết, trong kem dùng cho da, thành phần Vitamin C phải chiếm ít nhất 10% để có thể có tác dụng. Thêm nữa, Vitamin C là thành phần rất không ổn định, nó dễ dàng bị ôxi hoá bởi không khí và ánh sáng. Điều này làm giảm tác dụng mỹ phẩm nếu có của thành phần Vitamin C.

2/ Collagen là thành phần hoạt chất trong kem bôi da.

Khi sản phẩm nào đó quảng cáo chứa thành phần collagen và sẽ thẩm thấu tốt vào da thì bạn nên nghi ngờ điều đó.

Sự thực là phân tử collagen có bề mặt quá lớn và lại liên kết chặt nên khó có thể thẩm thấu qua lớp thượng bì. Thậm chí, nếu collagen có thể bằng cách nào đó thẩm thấu vào các mô da, chúng cũng khó lòng có thể tham gia vào các hoạt chất sinh tổng hợp phức tạp để có thể giữ collagen trong các lớp mô.

3/ Thêm vài chiêu ” marketing tâng bốc“ nữa như

Nhà sản xuất bắt buộc phải liệt kê thành phần sản phẩm theo tỷ lệ giảm dần hàm lượng của các thành phần trên nhãn sản phẩm. Nhưng có khá nhiều nhãn sản phẩm, chọn in một list các “thành phần hoạt chất” chữ to, bên trên danh sách thành phần đầy đủ chữ nhỏ ở dưới. Họ gọi danh sách này là “key ingredients” hay “active ingredients” và tất nhiên sẽ bao gồm nhiều thành phần được cho là rất có lợi như: citrus fruit extracts, vitamin c, cucumber, AloeVera, etc. Điều này làm cho người tiêu dùng ngộ nhận là sản phẩm của họ chứa rất nhiều thành phần tự nhiên tốt lành.

Thực tế, những “active ingredients” này có tỷ lệhàm lượng khá nhỏ và không đủ để có thể có tác dụng.

4/ Làm thế nào để nhận ra “Angel Dusting“

Khá đơn giản – hãy ĐỌC NHÃN THÀNH PHẦN.

Theo quy định, Nhà sản xuất bắt buộc phải liệt kê thành phần sản phẩm theo tỷ lệ giảm dần hàm lượng của các thành phần trên nhãn sản phẩm. Nghĩa là thành phần có tỷ lệ nồng độ lớn nhất đứng đầu và thành phần có tỷ lệ nồng độ nhỏ nhất đứng cuối cùng.

Khi đọc, bạn có thể dễ dàng nhận ra thành phần được “tâng bốc” đứng đâu trong bảng danh sách. Vị trí gần cuối bảng thì khả năng có thể mang lại tác dụng như quảng cáo là rất thấp rồi.

5/ Ví dụ một danh sách thành phần sản phẩm “sữa tắm sữa dê – goat milk”

Như các bạn thấy đấy, thành phần sữa dê – goat milk đứng quá xa đầu hàng, thậm chí đứng sau “fragrance – hương tổng hợp”. Trong quy cách bào chế công thức mỹ phẩm, thường thành phần “fragrance – hương tổng hợp” chỉ chiếm tỷ lệ từ 1.5 – 2%. Và nếu đứng sau 2% thì có nghĩa, tỷ lệ nồng độ của goat milk khó lòng có thể tạo ra bất cứ tác dụng mỹ phẩm nào.

thành phần hoạt chất

6/ Một ví dụ khác nữa
Các nhãn hàng chăm sóc da thường sẽ cung cấp một danh sách ấn tượng về những gì sản phẩm của họ KHÔNG chứa, bao gồm SLS (Sodium Lauryl Sulfate). Điều này đặt ra câu hỏi. Có lẽ nào “không chứa SLS” lại được coi là Natural ?
Và khi họ đạt được chú ý của bạn, một danh sách các thành phần “nghe là thấy tốt” và “tự nhiên” khác như: Chiết xuất sữa chua, Chiết xuất sữa lên men, Chiết xuất lá Olea Europea (Olive)……. Và bạn cảm thấy nhãn hàng này tốt quá. Bạn cảm thấy muốn mua sản phẩm và có khả năng cao là sẽ mua hàng.
Trong khi bạn đang bị phân tâm và chuẩn bị nhấn nút “mua ngay”, họ đã lặng lẽ trượt thêm một dòng dài các hóa chất tổng hợp khác vào danh sách thành phần sản phẩm như: Sodium Cocoamphocetate, Natri Lauryl Glucose Carboxilate, Natri Cocoyl Glutamate, Cocodiethalonamide, Ethylene Glycol Distearate, Natri Chloride, Dehyrdroacetic Acid.  Thực tế là, tất cả các thành phần trên đều có nguồn gốc hoá chất tổng hợp.
Hy vọng sau khi hiểu hơn về chiêu “Angel dusting – marketing tâng bốc”, các bạn sẽ cẩn thận hơn khi chọn mua mỹ phẩm.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua email contactvn@indochinenatural.com hoặc inbox page. Dr. Mike và Team sẽ phúc đáp bạn sớm nhất.

 

Dr. Mike Thair 

Người sáng lập thương hiệu Indochine Natural

Tiến sĩ hoá hữu cơ/ vô cơ – Giám chế phòng điều chế công thức sản phẩm mỹ phẩm thiên nhiên.

Gửi comment